Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang kiệt sức với công việc

Bạn có đang ôm đồm quá nhiều việc hay tham dự quá nhiều cuộc họp? Hãy kiểm soát thời gian biểu và bảo vệ sức lực bằng cách quản lý giờ giấc làm việc. Bạn có thể giới hạn số lượng

Cũng giống như mọi mối quan hệ khác, mối quan hệ của bạn và công việc cũng có những lúc thăng, lúc trầm. Trong một vài trường hợp, giải pháp tốt nhất là hai bạn tách nhau ra - nghĩa là bạn nên tìm một công việc mới. Tuy nhiên, một vài thay đổi trong cách làm việc cũng có thể nhen nhóm lại niềm đam mê và giúp bạn ở lại công việc cũ với một thái độ tích cực hơn.
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!

Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn đang bị choáng ngợp bởi công việc và nên có một vài thay đổi:

- 10h sáng thứ Hai và bạn đã mong chờ đến thứ Sáu

- Trước cuộc họp, bạn không chuẩn bị gì và không hề hứng thú

- Bạn hay viện cớ hơn là đáp ứng các thời hạn trong công việc

- Mong bị ốm để có lý do ở nhà

- Tránh gặp gỡ mọi người để không bị giao thêm việc

- Mọi người tránh bạn vì không muốn nghe về lượng công việc của bạn

- Quy tắc 50-50: Bạn sử dụng 50% thời gian để nghĩ cách tránh khỏi 50% công việc.

Đó là dấu hiệu của những "người lười". Lười bởi họ không thích công việc nhưng không tìm thấy niềm đam mê nên lại tiếp tục mắc kẹt trong công việc họ không hứng thú. Rất may là nếu bạn mắc phải những dấu hiệu trên, vẫn có 5 cách dưới đây giúp bạn vượt ra khỏi trạng thái chán chường và nạp thêm hứng khởi.

1. Thành thực với bản thân

Trước tiên bạn hãy xác định cảm giác của bạn với công việc. Sắp xếp và kể lại với một người mà bạn tin tưởng, đừng giữ mãi cảm xúc trong lòng. Bạn càng xác định được cảm giác của mình sớm bao nhiêu, bạn càng có thể gỡ rối sớm hơn cho mình.

2. Tìm nguồn cảm hứng

Hãy đọc một cuốn sách về câu chuyện thành công của một nhân vật nào đó. Khi đọc, bạn cố gắng hiểu và tạo sự kết nối với những thăng trầm trên con đường của họ, những thách thức họ phải vượt qua để đạt được mục tiêu, qua đó tiếp thêm cảm hứng và động lực cho bản thân để vượt qua những khó khăn hiện tại.

3. Kiểm soát lượng công việc

Bạn có đang ôm đồm quá nhiều việc hay tham dự quá nhiều cuộc họp? Hãy kiểm soát thời gian biểu và bảo vệ sức lực bằng cách quản lý giờ giấc làm việc. Bạn có thể giới hạn số lượng cuộc họp sẽ tham dự trong ngày: nếu giới hạn của bạn là 4 cuộc họp, hãy từ chối cuộc họp thứ 5 hoặc dời nó sang một ngày khác. Tự tạo một hệ thống quản lý email hoặc thứ tự ưu tiên các lời đề nghị. Và hãy đảm bảo rằng bạn có ra ngoài để gặp gỡ mọi người chứ không chỉ làm việc cô lập cả ngày.

4. Làm nhiều vai trò khác nhau

Bạn là người luôn sắp xếp mọi thứ? Hay bạn là một người hỗ trợ kỹ thuật trong team? Những vai trò bạn hay làm sẽ đóng khung chính bạn và bạn khó có thể thoát ra. Dù bạn có đang gắn cái mác nào, hãy bỏ nó ra. Thay đổi các công việc bạn thường làm sẽ thay đổi cách bạn cảm nhận về công việc và những người xung quanh.

5. Lập kế hoạch

Nếu không có kế hoạch cụ thể, bạn không thể có cảm hứng với công việc. Dù muốn thoát khỏi công việc hiện tại hay chuyển sang một vị trí mới, bạn cũng nên lập kế hoạch. Đó có thể là quay lại trường học, cập nhật CV để ứng tuyển vào vị trí khác trong công ty, mở rộng mối quan hệ trong ngành. Điều cốt yếu là, bạn hãy sẵn sàng hành động để thay đổi!
Kỹ Năng Giao Tiếp
Lãnh Đạo & Quản Lý
Kỹ Năng Phỏng Vấn
Kỹ Năng Cứng 
Kỹ Năng Cuộc Sống

Bí quyết tăng hiệu xuất công việc trong doanh nghiệp

Harwood giữ điện thoại im lặng cả ngày (trừ khi đang chờ cuộc gọi khẩn cấp) và chỉ trả lời tin nhắn, yêu cầu trên mạng xã hội khi có thời gian rảnh. Nếu liên tục bị tiếng chuông báo làm

Ryan Harwood, Tổng Giám đốc PureWow , một ấn phẩm về phong cách sống, đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Lời khuyên hữu ích nhất để làm việc hiệu quả”. Theo đó, anh gợi ý một số điều mình vẫn làm hàng ngày để tận dụng triệt để thời gian tại văn phòng và tăng năng suất lao động.
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!

 Bỏ qua các cuộc họp

Các cuộc họp chỉ hữu ích nếu nó là nơi để brainstorm (quá trình sáng tạo nhằm tìm ra giải pháp hoặc ý tưởng mới thông qua trao đổi nhóm) và tương tác trực tiếp một cách tự do. Hãy đến các buổi họp cần phải đến (và thực sự hiện diện chứ không đơn thuần chỉ ngồi đó và nhìn điện thoại). Tuy nhiên, với các cuộc họp vô bổ, bạn nên bỏ qua.

Ra khỏi phòng

Dù ngày làm việc có bận rộn đến đâu hay số lượng công việc cần giải quyết chồng chất thế nào, bạn hãy cố gắng ra khỏi phòng ít nhất 1 lần, kể cả khi thời tiết rất tệ hay chỉ trong 5 phút. Nó giống như việc nhấn nút F5 cho trí não của bạn. Cuộc đi dạo ngắn ngủi quanh tòa nhà mà không phải để ý đến email hay tin nhắn sẽ ngay lập tức làm mới sự sáng tạo trong bạn. Chẳng hạn, Harwood thường tản bộ cùng Tổng biên tập.

Giữ bàn làm việc ngăn nắp

Không chỉ sắp xếp mọi thứ trên máy tính ngăn nắp, bạn nên giữ cho bàn làm việc của mình gọn gàng nhất có thể. Nếu biết được món đồ mình cần đang ở đâu, bạn sẽ không tốn thời gian quý báu để tìm kiếm chúng. Một bàn làm việc sạch sẽ đồng nghĩa với một tinh thần minh mẫn, sẵn sàng xử lý một ngày hỗn độn.

Làm việc sớm hơn

Bạn có thể đi làm sớm hơn và dành ra 1-2 tiếng làm việc không bị làm phiền bởi thứ gì. Nó cho phép bạn xem hết một lượt email và lên danh sách những gì cần làm. Đổi lại, bạn sẽ có thêm thời gian trong ngày cho các sự kiện bất ngờ hay họp hành.

Không bao giờ cản trở người khác

Hiệu quả làm việc của cả nhóm phản ánh chất lượng làm việc của chính bạn. Hãy luôn bảo đảm bạn cho họ thứ mà họ cần để giải quyết xong cong việc trước khi tập trung vào việc riêng của mình.

Luôn giao tiếp

Dù là đề nghị không tham dự họp, hỏi ý kiến về danh sách việc cần làm, việc đưa ra câu hỏi tốt hơn nhiều là tỏ ra ngạo mạn, không hợp tác. Điều đó giúp bạn tránh được thời gian lãng phí và có thể dùng nó cho việc khác.

Đặt chế độ im lặng cho điện thoại

Harwood giữ điện thoại im lặng cả ngày (trừ khi đang chờ cuộc gọi khẩn cấp) và chỉ trả lời tin nhắn, yêu cầu trên mạng xã hội khi có thời gian rảnh. Nếu liên tục bị tiếng chuông báo làm cho phân tâm, bạn sẽ không thể hoàn thành công việc nhanh chóng.

Dùng lịch

Bạn hãy tìm một ứng dụng lịch mà mình yêu thích rồi dùng nó để lên kế hoạch cho mọi thứ. Bằng cách này, bạn sẽ luôn biết thời gian mình còn lại là bao nhiêu để làm việc, dự họp…

Hạn chế báo cáo trực tiếp

Quá nhiều báo cáo trực tiếp thực sự không hiệu quả. Bạn sẽ không có đủ thời gian cho bất kỳ báo cáo nào nếu ôm đồm quá nhiều. Harwood giới hạn chỉ nhận 5 báo cáo công việc trực tiếp để có thời gian trả lời từng cái một và hiểu được các khó khăn của doanh nghiệp.

Kỹ năng cần thiết của một doanh nhân thành đạt

Học hỏi là một kỹ năng. Kỹ năng này không thể học tập trực tiếp, bởi vì đây là một kỹ thuật sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả nhất.


Dưới đây là 5 kỹ năng cơ bản để trở thành một doanh nhân thành đạt do trang Entrepreneur đưa ra:

1. Nghiên cứu

Nghiên cứu là một kỹ năng quan trọng trong việc lập kế hoạch, ra mắt hoặc quản lý một doanh nghiệp. Bạn sẽ phải nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và các vấn đề của bạn khi bước chân vào lĩnh vực này.

Thậm chí, bạn phải nghiên cứu cả nhân viên và khách hàng để đảm bảo rằng họ phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của bạn. Nghiên cứu là cả một nghệ thuật và đòi hỏi kết hợp của khoa học trong đó, bởi vì đó không chỉ đơn thuần là những quy tắc thực tế mà còn là một yếu tố bản năng để thành công.
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!


Nghiên cứu thích hợp có thể giải quyết, hoặc thậm chí ngăn ngừa gần như bất kỳ vấn đề nổi cộm nào trong việc phát triển kinh doanh.

2. Tập trung

Tập trung cũng được xem là một kỹ năng, bởi lẽ kỹ năng này có thể được bắt đầu, được phát triển và rèn luyện theo thời gian. Sự tập trung không tự nhiên đến với bất cứ ai và kỹ năng này cũng rất khó để đạt được.

Nếu như bạn không tập trung, thì bạn sẽ không thể làm việc tối đa năng suất và có thể hoàn thành công việc hoàn hảo như mong đợi. Vì vậy, hãy nhanh chóng thích nghi với môi trường và thói quen để tối đa hóa sự tập trung của bạn.

3. Quản lý tiền mặt

Quản lý tiền mặt sẽ rất quan trọng trong một vài năm đầu tiên bạn khởi nghiệp. Lợi nhuận sẽ vô cùng quan trọng.
"Kiếm nhiều hơn chi" sẽ là một chiến thuật xuyên suốt để thiết lập nền móng cho một công ty thành công. Tuy nhiên, ngay cả các công ty có lợi nhuận cũng có thể trở thành nạn nhân trong việc quản lý tiền mặt. Gần như quản lý tiền mặt yếu kém sẽ dẫn đến phá sản.

Là chủ một doanh nghiệp, bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng bạn có đủ tiền mặt để trang trải tất cả các chi phí điều hành của bạn, bao gồm cả lương, điện nước, tiền thuê nhà, và chi phí hoạt động khác.

Để làm được điều đó, bạn sẽ phải cắt giảm những chi phí không cần thiết, xem xét kỹ lưỡng thời hạn của những hóa đơn cần thanh toán. Theo đó, hãy học kỹ năng này trước khi quá muộn.

4. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một kỹ năng cơ bản để áp dụng cho mọi lĩnh vực kinh doanh. Bạn sẽ cần phải giao tiếp với các nhà đầu tư và các đối tác để đảm bảo việc kinh doanh là đi đúng hướng.

Thêm vào đó, bạn cũng cần phải giao tiếp với khách hàng để bán sản phẩm và thiết lập các mối quan hệ.

Với nhân viên của bạn, bạn phải  ủy thác trách nhiệm và chỉ đạo nhân viên của mình thiết lập hướng đi đúng. Thậm chí, bạn cần phải thiết lập các kênh liên lạc trong tổ chức của bạn để đảm bảo không có bất kỳ trục trặc nào trong hoạt động kinh doanh.

Vì vậy, nếu không có một kỹ năng giao tiếp, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đi đến thất bại. Cách duy nhất để bạn thực hiện tốt kỹ năng này là luyện tập thường xuyên mọi lúc mọi nơi.

5. Học hỏi

Học hỏi là một kỹ năng. Kỹ năng này không thể học tập trực tiếp, bởi vì đây là một kỹ thuật sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả nhất.

Các cố vấn chính là nguồn học hỏi cho tất cả các doanh nhân trẻ. Bởi vì, họ là những người có kinh nghiệp từng trải, trước đó họ đã làm những điều mà các doanh nhân trẻ đã đang và sẽ phải làm.

Nếu bạn không trực tiếp đến gặp các cố vấn, thì ở đó có hàng trăm nguồn thay thế giúp bạn phát triển hoàn thiện và trở thành một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh.

Ngoài ra, tham dự các hội thảo và các khóa học trực tuyến miễn phí, đọc và xem tin tức nhiều nhất có thể sẽ vô cùng có ích cho việc kinh doanh của bạn.

Nếu bạn có thể học một cách hiệu quả và nhất quán, thì bạn sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì trong việc xây dựng các kỹ năng mà bạn cần để trở thành một doanh nhân.

Theo: Tuyết Nhung (Entrepreneur)/motthegioi.vn
Kỹ Năng Sống
Quản Lý Thời Gian
Kỹ Năng Bán Hàng
Kỹ Năng Đàm Phán
Quản Trị Tài Chính

Những điều tuyệt đối không nói với khách hàng

Luôn luôn đối xử với người mua như người mua vì trong bán hàng, bất cứ ai tin họ có khả năng đánh giá trước khả năng của người mua đều sẽ kiếm được món hời. Nhiều người đã nói

Điều đó không có nghĩa là bạn nên lừa dối khách hàng. Sẽ là nghệ thuật nếu bạn nói với khách hàng rằng: “Tôi rất vui được đem lại cho ông bà điều này” chứ không phải là “Tôi không thể” “Tôi sẽ không làm được” hay “Đó không phải là công việc của tôi”. Dưới đây là 7 điều không nên nói trong bán hàng hay kinh doanh:

1. "Đó không phải là lỗi của tôi”

Bạn phải chịu trách nhiệm đối với mọi việc, dù đó là việc bán hàng hay cuộc sống riêng của bạn. Đừng đổ lỗi cho nền kinh tế, đừng đổ lỗi cho người khác, và đừng đổ lỗi cho các điều kiện ngoại cảnh, vì việc đổ lỗi là điều sẽ khiến bạn trở thành nô lệ.
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!

Những người vĩ đại đã từ bỏ việc đổ lỗi từ rất lâu rồi. Họ dám lãnh và chịu trách nhiệm hoàn thành công việc. Nếu bạn sẵn sàng nhận uy tín vẻ vang khi chiến thắng, thì hãy sẵn lòng nhận tiếng xấu khi thất bại.

2. "Anh có thể tin cậy tôi"

Bạn có bao giờ nhận ra lúc khách hàng không hoàn toàn lắng nghe bạn? Điều này xảy ra vì khách hàng tiềm năng cho rằng bạn là người bán hàng họ không thể tin cậy.

Truyền thông luôn chạy những tin tức về sự lừa đảo và bịp bợm khiến khách hàng e ngại những người bán hàng. Mất tín nhiệm sẽ khiến bạn mất thời gian, và sự thiếu lòng tin từ các khách hàng tiềm năng sẽ khiến bạn không bán được hàng.

Nói câu "hãy tin tôi" với khách hàng sẽ không thể tạo được lòng tin và có khi còn gây tác động ngược lại. Để có được lòng tin của người mua, bạn phải hiểu rằng mọi người chỉ tin những điều họ thấy chứ không phải những điều họ nghe.

Hãy luôn luôn đưa ra tài liệu in để minh họa cho bài trình bày hoặc đề xuất của bạn. Hãy đảm bảo sử dụng các tài liệu của bên thứ ba khi thu thập dẫn chứng để khách hàng ủng hộ những điều bạn đang nói, điều này sẽ bổ sung thêm tín nhiệm bên ngoài cho lời nói của bạn. Và bạn phải viết ra mọi thứ mình nói, đề nghị, đề xuất, gợi ý và ám chỉ trong kế hoạch đề xuất.

3. "Bản thân tôi cũng không dùng cái này"

Những người khác sẽ không bao giờ đồng ý với bạn nếu chính bạn cũng không bị thuyết phục bởi giá trị của sản phẩm. Nếu bạn đang làm việc cho một đại lý xe hơi, và bạn không lái loại xe hơi mà bạn đang bán, bạn sẽ mất tín nhiệm và lòng tin, không ai mua hàng của người mà họ không tin cậy.

Lý lẽ sẽ tạo nên hoặc hủy hoại bạn, và việc bán hàng của bạn chỉ có thể xong khi niềm tin của bạn vào sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng mạnh mẽ hơn lời phản đối của khách hàng tương lai. Lúc họ từ bỏ một số lý lẽ của họ là lúc việc bán hàng trở nên khả thi.

Bạn phải dốc 100% sức lực của mình trước khi có thể tối đa hóa các cơ hội của mình. Đừng bao giờ nỗ lực bán cho ai đó nếu bạn chưa bán trọn vẹn bản thân mình.

4. "Đây là chính sách của công ty"

Không ai muốn nghe điều này. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn thực hành qui tắc vàng, vì bạn biết mình ghét nghe nó. Không ai quan tâm tới chính sách công ty, họ chỉ quan tâm tới dịch vụ đang được cung cấp, vì vậy nên đừng sử dụng nó như cách để biện bạch vì sao bạn không thể, sẽ không làm điều gì đó cho khách hàng.

Nếu bạn có một chính sách mâu thuẫn với sự thoải mái của khách hàng, hoặc là hãy phá bỏ nó, hoặc là đừng tiếp tục nuôi dưỡng nó hoặc đưa ra một giải pháp trước khi bạn đề xuất vấn đề.

Hãy bán lý do. Sau đây là một vài ví dụ từ các công ty khởi sự: “Thưa ngài, tôi muốn ngài biết rằng, đây có thể không phải là nơi tốt nhất để…’ hoặc ‘Thưa bà, tôi hiểu rằng bà không có biên lai và tôi muốn giúp bà việc này. Nếu tôi đổi nó cho bà thì có giúp gì được cho bà không ạ?”

5. "Chúng tôi rất cạnh tranh”

Ý kiến rằng “cạnh tranh là lành mạnh” có ý nghĩa đối với người tiêu dùng chứ không phải người bán hàng. Đừng cạnh tranh, hãy thống trị.

Khi Steve Jobs muốn xâm nhập lĩnh vực điện thoại di động, những người trong công ty Apple bảo ông nên gắn với iPod và đừng động tới lĩnh vực điện thoại. iPhone vẫn đang là chiếc điện thoại thông minh nổi tiếng nhất hành tinh hiện nay.

Đó là cách bạn thống trị một lĩnh vực, bạn cần phải trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Hãy sử dụng LinkedIn, Twitter, Google+, Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác để trở thành thứ đầu tiên mọi người thấy hoặc nghĩ đến khi họ tìm kiếm loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

6. "Cái này có thể không nằm trong bảng giá của chúng tôi”.

Luôn luôn đối xử với người mua như người mua vì trong bán hàng, bất cứ ai tin họ có khả năng đánh giá trước khả năng của người mua đều sẽ kiếm được món hời. Nhiều người đã nói với tôi trong vô số tình huống rằng không có cách nào bán được hàng đâu, nhưng vì tôi đối xử với người mua như thể họ có thể thực hiện thương vụ, thì hãy đoán xem: họ đã làm như vậy thật.

Bất kể họ nói gì, rằng họ không có tiền, không có ngân sách, không muốn trả thuế, họ không phải là người quyết định, không thể hoặc sẽ không làm được, hãy luôn đối xử với họ như thể họ có thể và sẽ mua hàng.

7. "Hôm nay tôi được nghỉ"

Bạn phải luôn cởi mở với việc kinh doanh. Bạn đã bao giờ nhận được một cái email trả lời tự động thông báo “không có mặt ở văn phòng” khi cố gắng liên lạc với ai đó chưa? Đừng bao giờ tuyên bố rằng bạn đóng cửa đối với các cơ hội! Bạn cần làm bất cứ điều gì cần thiết để cởi mở đối với việc kinh doanh vào bất cứ lúc nào, với mọi vấn đề.

Tôi hiểu là đôi lúc bạn cần tập trung 100% cho gia đình. Nhưng việc kinh doanh vẫn tiếp diễn. Các Tweet và các bài đăng trên Facebook vẫn phải luôn được cập nhật để những người đang muốn tiếp cận với bạn không thể biết được bạn đang chơi trên sàn với các con hay đang đi nghỉ với bạn đời. Bạn phải luôn kết nối.

Những kỹ năng quan trọng giúp bạn phát triển sự nghiệp

Nhà chiến lược giỏi nhất cùng với những người tôi cùng làm việc đã chưng cất ấp ủ những gì công ty cần làm để đạt được một sự đơn giản tuyệt đẹp. Chẳng hạn như, chiến lược xoay

Có thể bạn quan tâm

Rất nhiều người tài năng phải đối với với sự suy sụp khi thay đổi công việc hay sự nghiệp và nhìn thấy được vị trí hiện tại của họ có thể thay đổi theo hướng mới. Tin vui là những ngành công nghiệp khác có thể sẽ đánh giá cao tài năng của bạn. Những thách thức ở đây là việc hiểu được những giá trị của mình có ý nghĩa như thế nào với người khác.

Sau đây là những kỹ năng giúp bạn thăng tiến trong cuộc sống:

Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả:
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!


Trong chuyên môn, kỹ năng viết giống như hơi thở - rất tự nhiên, chuyện đời thường, gần như không nhận thức được nữa. Như vẻ bề ngoài, kỹ năng kể chuyện, cấu trúc và tính rõ ràng trong giao tiếp trong bất cứ hình thức nào, bao gồm cả thông qua trực tuyến kỹ thuật số, đều được đánh giá rất cao,

Xử lý nhanh:

Mỗi nơi tôi đến làm việc tôi đều nghe các nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh nhu cầu về tốc độ và đòi hỏi sự nhanh nhẹn để tạo ra tính cạnh tranh. Một số ít người hay tổ chức có thể áp dụng tốc độ làm việc cho chẳng hạn như phòng thông tin và báo cáo viên phải xử lý rất tốt. Mỗi báo cáo viên phải viết một bài thật chất lượng trong vòng dưới 30 phút – phân tích và tiếp thu một lượng lớn thông tin, ý kiến và đưa ra quyết định trước thời gian gia hạn.

Óc sáng tạo:

Ở bất kỳ cấp độ nào của một tổ chức nói chung và cấp độ cao nói riêng, khả năng tìm kiếm và sắp xếp các mảnh thông tin sự kiên với nhay để tạo một tầm nhìn mới là rất cần thiết. Nhà báo làm công việc này từng giờ mỗi ngày – dẫn dắt bởi khát khao tìm ra được manh mối nguồn gốc của sự kiến hay vấn đề.

Xây dựng một cộng đồng:

 Trong chuyên môn, xây dựng một cộng đồng lớn của các mối liên lạc và nguồn vốn cho một câu chuyện giống như thắt dây giày. Một người bạn từng một lần nói với tôi, “Bạn có thật sự đi ăn với người lạ mỗi ngày và luôn luôn có chuyện để tán gẫu với họ?”

Điều này chưa bao giờ xảy ra đối với tôi khi một người cho rằng việc nói chuyện với người lạ là rất khó. Hãy cân nhắc xem đã có bao nhiêu bài viết, lời khuyên, cuốn sách được viết ra nói về hoà nhập cộng đồng và giá trị của nó cho việc đưa ra quyết định, thành công cá nhân và am hiểu tốt hơn về môi trường xung quanh. Nhà báo có thể xây dựng cộng đồng và mang lại ý ưởng mới cho tổ chức như là một thói quen thường ngày.

Hành động với sự dũng cảm:

Nhiều nhà báo đã xây dựng tên tuổi của mình ngày nay. David Carr, biên tập viên hiện tại của tờ New York Times, từng nói khoảnh khắc một câu chuyện gây tranh cãi lên mặt báo, bạn chuẩn bị tinh thần cho một dự báo về một “sự bùng nổ”. Bài viết của bạn được công khai xem xét kỹ lưỡng mỗi ngày.  Bất kỳ nhà lãnh đạo nào mà không nhận ra sự dũng cảm này như một tài sản vô giá trong công việc?

Vậy làm sao một người có thể xác nhận được kỹ năng cốt lõi có thể nuôi dưỡng của anh ta?

Sau đâu là một vài bước cơ bản:

Học hỏi từ những người đi trước

Lùi lại một bước và nghĩ kỹ về những kỹ năng thiết yếu để giúp bạn trở nên nổi bật trong chuyên ngành bạn đang làm. Tham khảo ý kiến những ai đã từng chuyển ngành từ chuyên môn bạn đang làm sang một công việc khác. Bàn bạc về kỹ năng cố lõi bạn có thể cần và làm sao để áp dụng nó ra ngoài. Một loạt các áp dụng tiềm năng có thể rộng hơn bạn nghĩ.

Trao đổi với người ngoài cuộc

Nói chuyện với một loạt các tiền bối bên ngoài chuyên ngành của bạn, đặc biệt là những người tương tác với bạn một cách chuyên nghiệp. Hỏi ý kiến của họ về kỹ năng cốt lõi của bạn. Tôi từng nói chuyện với một vài Tổng giám đốc của các công ty y tế. Bạn nên hói: Họ đã quảng bá thương hiệu như thế nào? Chức năng nào dù không rõ ràng nhưng các công ty vẫn cần? Những chướng ngại vật nào cản trở thực hiện công việc này?

Tạo một thông điệp mang tính chất chiến lược

Nhà chiến lược giỏi nhất cùng với những người tôi cùng làm việc đã chưng cất ấp ủ những gì công ty cần làm để đạt được một sự đơn giản tuyệt đẹp. Chẳng hạn như, chiến lược xoay chuyển tình huống thành công của Fred Hassan cho điều chế thuốc viên Schering-Plough là: “Gia tăng lãi suất, phát triển Nghiên Cứu và Phát Triển, giảm chi phí và đầu tư sáng suốt.” Cá nhân nên làm việc giống như vậy – đó là vì sao tôi nảy ra ý kiến: “Giao tiếp rõ ràng, xử lý nhanh chóng, suy nghĩ sáng tạo, xây dựng cộng đồng và hành động dũng cảm.”

Kỹ năng bạn tận dụng có thể rất đáng giá. Khi bạn biết tận dụng kỹ năng của mình đúng cách, bạn đã có thể tạo một bệ phóng cho một sự nghiệp thành công rực rỡ thứ hai.

Christopher Bowe là chuyên gia phân tích và cố vấn cho các CEO dược phẩm hàng đầu của Hoa Kỳ. Từng làm việc cho hai Dow Jones và Financial Times, ông đã đưa ra quyết định táo bạo khi chuyển sang nghề tư vấn và trở nên rất thành công trong ngành này.

Christopher Bowe là chuyên gia phân tích và cố vấn cho các CEO dược phẩm hàng đầu của Hoa Kỳ. Từng làm việc cho Dow Jones và Financial Times, ông đã đưa ra quyết định táo bạo khi chuyển sang nghề tư vấn và trở nên rất thành công trong ngành này.

Những câu lấy lại hứng thú trong công việc hiệu quả

Bạn cũng có thể suy nghĩ theo hướng, mình còn những khả năng nào mà công ty chưa biết, chưa đặt đúng chỗ. Nếu bạn tự tin ở khả năng của mình, bạn có thể tự trình bày với sếp

Bạn đã từng rất đam mê với công việc hiện tại đang làm. Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, lòng nhiệt huyết và ngọn lửa trong bạn đang giảm dần. Đôi khi ngồi làm việc mà đầu óc cứ suy nghĩ lan man đâu đó. Bạn vẫn hoàn thành các công việc được giao nhưng không có hứng thú khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản mà không có nguyên nhân nào rõ ràng.

Bạn biết không, mọi công việc đều có sự nhàm chán nhất định của nó, thiếu cảm hứng cho công việc không có nghĩa là bạn cần phải chuyển việc hay nhảy qua một lĩnh vực khác mà hãy chủ động tìm lại cảm hứng cho chính bạn. Vì những điều mới mẻ thú vị sẽ không đến với những người luôn ngồi thụ động chờ đợi. Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn:
Nghỉ phép
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!


Đừng đốt cháy ngọn lửa đam mê nghề nghiệp của bạn khi đang bí bách  vì đó là cách nhanh nhất dập tắt tàn lửa còn lại. Thay vào đó, hãy ra khỏi văn phòng và tập trung vào một thứ gì đó ngoài công việc. Nếu bạn còn nhiều ngày phép, hãy tận dụng chúng bằng một chuyến đi nghỉ mát với gia đình hoặc bạn bè .

Bạn có thể nhận thấy điều này rất thiết thực đấy và khi quay trở lại sau kỳ nghỉ, hãy sử dụng nguồn năng lượng mới cho công việc hàng ngày của bạn.
Suy nghĩ tích cực

Ở một thời điểm nào đó, khi đã gắn bó với công việc, trong bạn thường xuất hiện nhiều đòi hỏi hơn. Ví dụ như bạn muốn được công ty ghi nhận công sức, được khen thưởng kịp thời và xứng đáng, được cân nhắc lên vị trí cao hơn, được tạo điều kiện làm việc nhiều hơn, được ưu ái hơn…Nếu những mong muốn này không được đáp ứng hoặc có nhưng không như mong đợi, bạn dễ cảm thấy chán. Hậu quả là càng chán công việc, bạn càng làm việc cẩu thả, vội vã và mờ nhạt.

Bạn có thể thay đổi được tình hình nếu hướng suy nghĩ theo chiều tích cực. Bạn có thể nhìn xuống thấp hơn để thấy bạn đang có công việc đúng chuyên môn mà rất nhiều người ao ước. Bạn có thể nhìn ra chung quanh để thấy bạn vẫn được trả lương đều đặn và mức lương này có thể không hề thấp. Bạn có thể nghĩ đến các yếu tố “được” mà bạn có khi làm công việc hiện tại. Ví dụ như công việc đang cho phép bạn linh hoạt giờ giấc, được giao tiếp rộng… Bạn có thể nghĩ đến những khía cạnh tích cực khác như đồng nghiệp vui vẻ, môi trường làm việc thân thiện, ngành nghề ổn định… Suy nghĩ như vậy sẽ giúp bạn phấn chấn và lạc quan hơn.
Cân bằng lại cuộc sống

Trạng thái mệt mỏi của bạn đôi khi do bạn cảm thấy “quá tải”. Đó có thể vì áp lực công việc liên tục xuất hiện khiến bạn căng thẳng. Công thêm những áp lực khác từ gia đình, từ các mối quan hệ…khiến bạn cảm thấy không còn sức lực nữa.

Bạn cần sắp xếp lại thứ tự cuộc sống của mình. Nếu công việc chiếm quá nhiều thời gian cá nhân của bạn, bạn cần điều chỉnh lại theo hướng giảm bớt và vừa sức. Ngoài ra, bạn cần tổ chức khoa học lại các bước hoàn thành công việc. Nhiều người đã cho biết, dù thời gian ít hơn nhưng nếu làm việc có kế hoạch, với một tinh thần thoải mái, bạn vẫn hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí còn làm tốt hơn.

Bạn cũng rất cần tìm niềm vui thú trong đời sống cá nhân. Tham gia thể thao, khiêu vũ hay đọc sách, nghe nhạc, xem phim, giao lưu gặp gỡ bạn bè… là những thú tiêu khiển có thể giúp bạn duy trì được sự cân bằng cuộc sống, giúp bạn yêu đời, cảm thấy dễ chịu và sớm lấy lại năng lượng.
Chia sẻ với sếp

Nếu những vấn đề cơ bản của công việc đang bào mòn năng lượng của bạn, đừng nghĩ rằng chúng không  thể thay đổi. Hãy lên lịch họp với sếp, thảo luận những vấn đề bạn có thể tạo ra nhiều giá trị cho công ty hơn là thú nhận bạn không còn hứng thú với công việc. Chỉ rõ dự án nào đang khiến bạn quan tâm, và hỏi xem liệu bạn có thể tham gia vào dự án này. Đặc biệt, nên tham gia vào dự án bạn chưa từng làm trước đó. Quản lý của bạn có thể giúp bạn khám khá những điều mới mẻ. Khi gợi ý những thay đổi cho sếp, hãy nhớ nỏi rõ những thay đổi đó đem lại ích lợi cho công ty ra sao, chứ không đơn thuần chỉ để thỏa mãn nghề nghiệp của riêng bạn.
Tự tạo niềm vui thú

Làm mãi một công việc với những trình tự lập đi lập lại thường là nguyên nhân khiến bạn dễ rơi vào trạng thái nhàm chán. Các chuyên gia khuyên bạn hãy suy nghĩ nhiều cách khác nhau để công việc của bạn thú vị hơn. Ví dụ bạn thử thay đổi một chút xíu quy trình làm việc miễn vẫn đảm bảo công việc trôi chảy. Bạn cũng có thể trao đổi, tìm hiểu thêm những cách thức, kinh nghiệm, kiến thức mới khi giải quyết một vấn đề nào đó, quan sát đồng nghiệp ở những bộ phận khác để có tầm nhìn bao quát hơn về mô hình kinh doanh của công ty …. Những điều mới mẻ mà bạn tự trao dồi thêm trong những công việc tưởng cũ có thể sẽ giúp bạn thêm yêu công việc, bớt sự nhàm chán.

Những cách lấy lại hứng thú trong công việc

Bạn cũng có thể suy nghĩ theo hướng, mình còn những khả năng nào mà công ty chưa biết, chưa đặt đúng chỗ. Nếu bạn tự tin ở khả năng của mình, bạn có thể tự trình bày với sếp. Có thể sếp sẽ cho bạn thử sức và biết đâu, bạn sẽ tìm thấy cơ hội, niềm vui từ những nhiệm vụ mới.
Gia tăng giá trị bản thân

Có thể những khó khăn khi thực hiện công việc đã làm bạn mệt mỏi, dẫn đến buồn chán. Nếu đúng thế, bạn cần tìm cách sớm ra khỏi khó khăn này. Bạn có thể tham gia các khóa học để biết cách giải quyết công việc thành thục và tự tin hơn. Bạn tăng cường giao thiệp để có được sự hỗ trợ, chia sẻ từ người khác. Học hỏi, tìm hiểu thêm kiến thức qua sách vở, nghiên cứu… cũng giúp bạn thấy mình có giá trị hơn.

Nếu sau mọi cố gắng điều chỉnh mà bạn vẫn không thoát khỏi trạng thái chán nản, rất có thể công việc kia đã không còn hợp với tâm tư, tính cách của bạn nữa. Đã đến lúc bạn lắng nghe lại lòng mình xem bạn cần gì, muốn gì, nên làm gì. Nếu bạn thích những công việc liên quan đến nghệ thuật, đừng ép bản thân vào các con số khô khan. Hoặc ngược lại, nếu bạn có tầm nhìn, quyết đoán, bạn hãy tham gia vào các công việc kinh doanh. Làm được đúng công việc mình thích sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú và sáng tạo.

Bí quyết giúp hiểu sếp mình hơn

Nhiều nhân viên vì quá nể và sợ sếp nên im lặng và nín nhịn trước những tình huống vô lý. Một trong những điều cần nhớ ở chốn công sở đó là: nên là người tôn trọng hòa bình, nhưng

Làm việc với sếp khó luôn là câu hỏi nan giải với rất nhiều người làm công ăn lương. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn nắm bắt được sếp khó, từ đó biết cách xử lý khéo léo nhất với vị sếp của mình.

1. Suy ngẫm về lý do sếp khó tính

Để ứng phó với một vị sếp khó, trước tiên bạn cần tìm hiểu lý do tại sao sếp lại trở nên khó chịu với mình. Nếu sếp thường xuyên vắng mặt hoặc (tỏ ra) bận rộn mỗi khi bạn cần giúp đỡ hay hỏi ý kiến, hãy suy ngẫm xem liệu bạn có hay làm phiền sếp một cách không cần thiết. Bạn cũng nên nhìn nhận liệu rằng sếp chỉ khó tính với mình hay đó là thái độ chung với tất cả nhân viên để nhìn nhận thái độ và hành vi của bạn trong công việc có phù hợp và đúng đắn.
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!

Cũng nên xét đến trường hợp sếp khó tính trong một thời gian ngắn hay đó là căn bệnh “mãn tính” của sếp. Với trường hợp thứ hai, bạn cần tìm kiếm những giải pháp lâu dài, ví như cải thiện chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc bản thân) của mình để xử lý cái khó của sếp một cách khéo léo nhất.

2. Học cách thông cảm

Một khi đã mặc định sếp mình là người khó tính, bạn sẽ thấy rất khó khăn để có thể thông cảm với sếp, tuy nhiên đặt mình vào vị trí của người khác là một chiến thuật tốt để bạn giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong công việc, bao gồm cả vị sếp của bạn. Bạn cũng có thể mạnh dạn trao đổi, giao tiếp nhiều hơn với sếp để có cơ hội hiểu rõ hơn về cấp trên của mình, đồng thời phần nào giúp sếp hiểu về cảm nhận từ phía bạn.

3. Không ngại bất đồng, chủ động giải quyết

Nhiều nhân viên vì quá nể và sợ sếp nên im lặng và nín nhịn trước những tình huống vô lý. Một trong những điều cần nhớ ở chốn công sở đó là: nên là người tôn trọng hòa bình, nhưng chớ là người câm lặng chỉ vì muốn giữ hòa khí. Người tôn trọng hòa bình, thay vì lảng tránh bất đồng hay tranh cãi, sẽ biết tận dụng những bất đồng đó để rút ra nhiều điều có ích. Nếu có quá nhiều vấn đề xảy ra cùng một lúc, họ sẽ tập trung vào vấn đề cốt yếu nhất để giải quyết trước tiên.

4. Tìm một lối thoát

Môi trường làm việc cũng không thiếu những người sếp thực sự xấu tính, khó chịu và bất hợp tác. Nếu bạn đã suy xét nhiều, cố gắng đặt vào vị thế của sếp, chủ động giải quyết các bất đồng trong hòa bình nhưng vị sếp của bạn khó vẫn hoàn khó, và liên tục có cách hành xử ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn, đã đến lúc bạn cân nhắc người ấy liệu có xứng đáng để nhận được sự hỗ trợ từ bạn.

Bí quyết giúp tăng hiệu quả công việc năm mới

Bobby Harris, người sáng lập công ty BlueGrace Logistics, khuyến nghị mọi người không nên chấp nhận gặp gỡ hay tiếp xúc trừ phi người đề nghị nó thông báo trước về vấn đề cần bàn

Dưới đây là những thói quen bạn cần phải chấm dứng ngay để công việc có được hiệu suất cao hơn trong năm mới 2016.

1. Sa đà vào việc lướt web

Vì phần lớn chúng ta đều kết nối với internet tại nơi làm việc, nên rất dễ bị sa đà vào việc lướt web nhằm tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi ngẫu nhiên, bất chợt nảy sinh trong đầu của bạn. Đây là lí do tại sao các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên viết các suy nghĩ hoặc câu hỏi này lên trên một tờ giấy ghi chú. Bằng cách này, bạn có thể tra cứu thông tin mình cần về sau, khi bạn đang không phải cố gắng chú tâm hoàn thành công việc.

2. Làm nhiều việc cùng lúc
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!


Mặc dù nhiều người tin rằng họ rất giỏi làm 2 việc cùng một lúc, nhưng các nghiên cứu khoa học phát hiện, chỉ có 2% dân số trên Trái đất thực sự có khả năng thực hiện đồng thời nhiều việc một cách hiệu quả. Đối với phần lớn chúng ta, tình trạng đa nhiệm là thói quen xấu, làm giảm khoảng thời gian chú ý và khiến chúng ta kém hiệu suất hơn về dài hạn.

3. Kiểm tra email cả ngày

Liên tục truy cập internet cũng có thể khiến mọi người kiểm tra email suốt cả ngày. Đáng buồn là, mỗi lần bạn làm việc đó, bạn đã để mất tới 25 phút thời gian làm việc. Ngoài ra, việc liên tục kiểm tra email cũng khiến bạn trở nên câm lặng hơn. Thay vào đó, nhà tư vấn chiến lược Ron Friedman đề xuất, thoát ra khỏi hộp thư đến, đóng các cửa sổ email và tắt điện thoại của bạn trong các khoảng thời gian kéo dài chừng 30 phút đồng hồ để toàn tâm, toàn ý làm việc.

4. Tự thưởng tinh thần

 Dù đó là một chế độ ăn kiêng mới, thời khóa biểu rèn luyện sức khỏe hay làm việc mới, một trong những điều khó khăn nhất trong việc hình thành một thói quen mới là thôi thúc gian dối như phần thưởng cho việc đã tuân thủ quá trình được một thời gian. Ý tưởng rằng chúng ta "xứng đáng" được ăn uống thỏa thuê một bữa theo ý thức sau khi kiêng khem suốt 1 tuần được gọi là "sự tự thưởng tinh thần" và nó hủy hoại rất nhiều các kế hoạch tự cải thiện bản thân của mọi người. Thay vào đó, hãy thử biến mục tiêu thành một phần bản sắc của bạn, chẳng hạn như bạn nghĩ về bản thân như một người tiết kiệm tiền bạc hoặc tập thể dục, thể thao thường xuyên, thay vì là ai đó chống lại ý nguyện của bản thân để làm cái gì đó mới.

5. Trì hoãn công việc quan trọng nhất tới cuối ngày

 Mọi người thường bắt đầu ngày của họ bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ dễ dàng và để chừa lại các công việc khó khăn hơn về sau trong ngày. Đây là một ý kiến tồi và nó thường dẫn tới hậu quả là, công việc quan trọng nhất rốt cuộc không được hoàn thành. Theo các nhà nghiên cứu, mọi người có lượng ý chí hữu hạn và giảm dần suốt cả ngày. Vì vậy, tốt nhất là bạn hãy hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn nhất và quan trọng nhất của mình khi bắt đầu ngày làm việc.

6. Họp hành, gặp gỡ, tiếp xúc quá nhiều

 Không có gì ngáng trở dòng chảy hiệu suất làm việc giống như một cuộc gặp gỡ không cần thiết. Với các công cụ như email, nhắn tin hay ứng dụng chat video ngay trong tầm tay, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng các cuộc tiếp xúc cho việc giới thiệu hoặc thảo luận quan trọng, vốn đòi hỏi việc đích thân thực hiện.

Bobby Harris, người sáng lập công ty BlueGrace Logistics, khuyến nghị mọi người không nên chấp nhận gặp gỡ hay tiếp xúc trừ phi người đề nghị nó thông báo trước về vấn đề cần bàn thảo rõ ràng cũng như chính xác thời gian họ cần. Và ngay cả khi đó, ông Harris khuyến cũng chỉ nên cho người đó một nửa thời gian đối thoại mà họ đề nghị ban đầu.

7. Ngồi lì cả ngày

 Trong một buổi diễn thuyết, chuyên gia tư vấn doanh nghiệp và cũng là tác giả cuốn "Cách thức mới: Tạo ra các giải pháp cho doanh nghiệp thông qua cẩm nang chiến lược cộng tác" Nilofer Merchant đã chia sẻ với các khán, thính giả về cách bà đã giú nhiều công ty lớn phát triển các sáng kiến mới thành công như thế nào: các buổi tiếp xúc đi bộ.

Bà Merchant đề xuất từ bỏ các cuộc gặp gỡ trong phòng họp hoặc quán cà phê để đi bộ và trò chuyện 20 - 30 phút/tuần. "Bạn sẽ ngạc nhiên trước việc không khí thoáng đãng làm khởi phát các suy nghĩ tươi mới như thế nào và bằng cách đó, bạn sẽ mang tới cho cuộc đời mình một loạt ý tưởng hoàn toàn mới", bà Merchant nhấn mạnh.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn sắp thành công trong công việc

Bạn có nhận ra rằng gần đây nhiều người tìm đến bạn để bàn về những trao đổi làm việc mới? Đây là dấu hiệu tốt cho biết nhiều người tin tưởng bạn và hi vọng có thể thành công cùng

Ken Dunn, CEO, người sáng lập ReadersLegacy mới đây đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm làm việc của anh về chủ đề Thành công với Tạp chí doanh nhân Entrepreneur. Trong bài viết, anh chỉ ra có 3 dấu hiệu rõ ràng nhất cho biết bạn là người thành công trong công việc. Vậy, đó là những dấu hiệu nào? Hãy xem bạn có đang sở hữu những dấu hiệu tốt đẹp này không ngay sau đây!

1. Mọi người ganh tị với bạn

Đây là tâm lý dễ hiểu khi bạn thấy ai đó tài giỏi hơn mình, được yêu quý hơn mình và “vượt mặt” bạn. Đôi khi, những người đồng nghiệp “ghen bóng ghen gió” với bạn mà bạn không biết. Họ không gây bất lợi gì cho bạn, nhưng bạn cảm thấy có khoảng cách với họ. Nếu bạn đang làm việc tốt, bạn không nên phô trương. Nếu bạn làm việc nhóm với mọi người, hãy tỏ ra thân thiện. Đó là cách hài hòa nhất để đón nhận sự ghen tị của mọi người và sau đó, bạn vẫn cảm thấy thoải mái.
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!


2. Được khen thưởng hoặc bổ nhiệm

Bạn càng đạt được nhiều mục tiêu, các phần thưởng và cơ hội nghề nghiệp đến với bạn càng cao. Mọi người hiểu đó là những thành tựu của thành công. Cụ thể, khi công việc của bạn tiến triển tốt, bạn sẽ nhận được nhiều nguồn đầu tư, được đề bạt lên các vị trí cao hơn và có những cơ hội làm những công việc mới dựa trên nền tảng thành công của bạn. Cũng với những kết quả công việc tốt, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm những người tài giỏi để hợp sức làm việc với bạn.

3. Có thêm đối tác

Bạn có nhận ra rằng gần đây nhiều người tìm đến bạn để bàn về những trao đổi làm việc mới? Đây là dấu hiệu tốt cho biết nhiều người tin tưởng bạn và hi vọng có thể thành công cùng bạn. Trước tiên, xin chúc mừng! Bạn mở rộng quan hệ làm ăn là một điều tốt đẹp. Sau đó, bạn không nên chủ quan. Hãy chọn đúng đối tác làm việc, và có nhiều phương án, hoạch định để việc hợp tác làm ăn hiệu quả.

Thay lời kết

Sự ghen tị của mọi người, những phần thưởng và cả đối tác là 3 biểu hiện rõ nét nhất cho biết mức độ thành công của bạn. Nhưng thành công là một chặng đường dài có nhiều rào cản và nguy hiểm. Bạn không nên chủ quan khi nhận thấy 3 dấu hiệu trên. Tùy vào từng hoàn cảnh kinh doanh, hãy linh hoạt đánh giá mức độ thành công của bạn và không ngừng cố gắng để  thành công hơn nữa. Chúc bạn thành công!

11 câu hỏi khó nhằn nhất trong làm việc

Theo nhà nghiên cứu về hạnh phúc Matt Killingsworth, chúng ta có xu hướng không tận hưởng từng giây phút ở hiện tại. Cụ thể, mọi người dành 47% thời gian để nghĩ về những điều 

Trang Business Insider đã tập hợp những kỹ năng quan trọng nhất từ những doanh nhân tham gia diễn đàn hỏi đáp Quora khi họ đưa ra giải đáp cho câu hỏi “Những kỹ năng khó nhất và hữu dụng nhất cần phải học là gì?”. Theo đó, dưới đây là những kỹ năng tuy “khó nhằn” nhưng rất đắt giá:

1. Kiểm soát giấc ngủ

Những “bí kíp” để có giấc ngủ ngon và sâu thường rất khó áp dụng. Bất kể chọn phương pháp nào để thực hành, việc thiết lập một thời khóa biểu hợp lý sẽ đảm bảo cho chúng ta luôn có một đêm ngon giấc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tuân thủ một lịch trình ngủ hợp lý giúp chúng ta dễ ngủ hơn và tỉnh táo hơn khi thức dậy.
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!


2. Đồng cảm

Sự đồng cảm là một khả năng cơ bản mà mọi người dễ dàng bỏ qua trong cuộc sống và môi trường kinh doanh hiện đại.

Đồng cảm là khả năng cảm nhận những gì người khác cảm nhận. Kỹ năng này có thể biến những người làm kinh doanh, dịch vụ từ "giỏi" trở thành "tuyệt vời". Sự đồng cảm giúp củng cố tinh thần đồng đội, thúc đẩy mọi người cố gắng nhiều hơn vì một điều gì đó lớn lao hơn là tiền lương.

3. Quản lý thời gian

Quản lý thời gian hiệu quả là một trong những kỹ năng đắt giá nhất. Trên thực tế, không có cách làm nào tuyệt đối đúng, điều quan trọng là tìm ra được một hệ thống quản lý thời gian hiệu quả với mình và áp dụng chúng.

Việc tự lên kế hoạch là một kỹ năng “khó nhằn”. Mục đích của việc này không phải để chúng ta có thể thực hiện được tất cả các phần việc trong kế hoạch, mà là để tạo ra một thời khóa biểu thật rõ ràng để có thể hoàn thành tất cả các phần việc vào đúng thời điểm đã đặt ra.

4. Yêu cầu được giúp đỡ

Biết được khi nào bản thân cần sự giúp đỡ và sau đó yêu cầu được giúp đỡ là kỹ năng khó học và thực hành vì chúng ta có xu hướng không muốn bị xem là yếu đuối hoặc không đủ năng lực.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Trường Kinh doanh Harvard cho thấy, việc này ngược lại còn giúp khả năng của chúng ta được nâng cao hơn. Vì khi nhận được lời khuyên từ người khác, chúng ta sẽ cảm nhận được khả năng chuyên môn cũng như sự thông minh của họ, giúp chúng ta dễ dàng “vượt qua” họ trong tương lai.

5. Hành động nhất quán

Tính nhất quán rất quan trọng trong việc duy trì bất kỳ sự thành công nào. Nhiều người thường ngưng làm việc chăm chỉ khi đã “lên đỉnh vinh quang”, nhưng để duy trì vị trí hàng đầu đó, lẽ ra họ phải làm việc chăm chỉ hơn xưa.

6. Suy nghĩ tích cực

Cho đến cuối cùng, những gì người khác nghĩ về bạn không quan trọng bằng những gì bạn nghĩ về mình. Để có thể tự tin đến mức hiểu được điều này cũng như để có được sự tin tưởng mạnh mẽ vào chính mình ngay cả khi bị những người khác "ngờ vực", chúng ta sẽ phải tốn không ít thời gian.

7. Biết khi nào nên im lặng

Có rất nhiều trường hợp mà sự im lặng là lựa chọn tốt nhất, chẳng hạn như khi đang tức giận, buồn bã, bực bội, bị kích động… Khi đó, nhiều khả năng chúng ta sẽ thốt ra mọi điều đang xuất hiện trong đầu mình, và thường là sẽ khiến chúng ta hối tiếc ngay sau đó. Tự “bịt miệng” mình khi đang bị kích động là kỹ năng đắt giá cần phải học và tất nhiên, cũng là một trong những kỹ năng khó nhất.

8. Ngừng “buôn chuyện”

Một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc sống là các mối quan hệ. Yếu tố quan trọng nhất để xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt là lòng tin. Và cách dễ nhất để đánh mất niềm tin của một người là “buôn chuyện” sau lưng họ.

Thật khó để học được kỹ năng ngăn cấm bản thân "buôn chuyện" sau lưng người khác, vì điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể bỏ lỡ những cuộc trò chuyện quan trọng, cách ly mình khỏi những người có tầm ảnh hưởng và lâm vào tình thế khó xử khi phải lên tiếng rằng: “Tôi xin lỗi vì phải làm gián đoạn nhưng tôi thật sự không muốn biết chuyện đó, chúng ta có thể nói về chuyện khác không?”.

Tuy nhiên, khi đã luyện tập được kỹ năng này, hãy tin tưởng rằng chúng ta sẽ nhận được những phần thưởng vô giá.

9. Làm chủ suy nghĩ

Để làm được những gì muốn làm, hoàn thành những gì muốn hoàn thành, chúng ta phải có ý thức làm chủ những suy nghĩ của mình. Thách thức lớn nhất là: chúng ta là “sản phẩm” của những kinh nghiệm trong quá khứ của chính mình và tất cả những gì chúng ta suy nghĩ chính là kết quả của những kinh nghiệm đó.

Chỉ cần ghi nhớ một điều rằng: quá khứ không quan trọng bằng tương lai.

10. Sống trọn vẹn từng giây phút hiện tại

Theo nhà nghiên cứu về hạnh phúc Matt Killingsworth, chúng ta có xu hướng không tận hưởng từng giây phút ở hiện tại. Cụ thể, mọi người dành 47% thời gian để nghĩ về những điều gì đó khác chứ không phải là những việc mà họ đang làm. Và điều này khiến họ không cảm thấy hạnh phúc.

11. Nói trước đám đông

Đây là kỹ năng rất khó đối với nhiều người. Thậm chí tỷ phú Warren Buffett cũng thừa nhận rằng ông từng rất sợ phải nói trước đám đông đến nỗi “luôn sắp xếp cuộc sống của mình sao cho không bao giờ rơi vào tình huống phải phát biểu trước bất kỳ ai”.

Khi tham gia khóa học nói trước công chúng Dale Carnegie, Warren Buffett đã mất rất nhiều thời gian để luyện tập kỹ năng này trước nhiều “đồng môn”, nhờ đó, ông mới vượt qua được nỗi sợ hãi cố hữu.
Kỹ Năng Giao Tiếp
Lãnh Đạo & Quản Lý
Kỹ Năng Phỏng Vấn
Kỹ Năng Cứng 
Kỹ Năng Cuộc Sống

Những câu hỏi phỏng vấn hành vi ứng viên chuyên nghiệp

Theo chuyên gia tuyển dụng Alison Green tại U.S News, im lặng không phải là vàng khi đi phỏng vấn. Green cho biết: “Một vài người phỏng vấn chủ định tạo ra im lặng sau khi bạn kết thúc 

Bạn cảm thấy lo lắng trước một cuộc phỏng vấn lớn? Không riêng mình bạn cảm thấy vậy. Theo một khảo sát, 92% những người chuẩn bị tham gia phỏng vấn cảm thấy vô cùng căng thẳng. Và một trong những lý do khiến họ căng thẳng là do không thể trả lời được những câu hỏi cụ thể. Ngoài ra, người phỏng vấn cũng không thể đoán trước được những câu hỏi, đề nghị lạ để đánh lừa hoặc gài bẫy ứng viên. Thực chất, nhà tuyển dụng đã lên kế hoạch đánh giá ứng viên qua những phản ứng của bạn. Vậy, đó là những tình huống như thế nào và  bạn có thể học hỏi được gì từ những tình huống này. Hãy đọc bài viết dưới đây và khám phá.

Red Herring – thủ thuật phân tâm người phỏng vấn
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!

Trong phim ảnh, Red Hering là một nhân vật hoặc sự kiện được tạo ra để phân tâm hoặc đánh lạc hướng suy luận của người xem. Công ty Zappos đã từng sử dụng thủ thuật này để thử thách ứng viên của họ. Ví dụ, khi bạn đến phỏng vấn tại Zappos, công ty đã “gài” một người nhìn giống như một nhân viên lái xe lắm lời vào nhóm của bạn bạn. Sau đó, người kia hỏi bạn những câu hỏi bình thường như tại sao bạn lại thích công việc này và những câu hỏi liên quan đến cuộc phỏng vấn. Bằng cách làm này, công ty làm mất cảnh giác của bạn và khiến bạn trả lời với thái độ thẳng thắn hơn. Qua đây, công ty có thể đánh giá được ứng viên và nếu bạn thô lỗ với người thô lỗ, Zappos sẽ không thuê bạn. Bạn sẽ bị loại trước khi đến lượt phỏng vấn của mình.

Long Pause – thách thức im lặng

Theo chuyên gia tuyển dụng Alison Green tại U.S News, im lặng không phải là vàng khi đi phỏng vấn. Green cho biết: “Một vài người phỏng vấn chủ định tạo ra im lặng sau khi bạn kết thúc trả lời để mong chờ bạn tiếp tục cho họ biết thêm nhiều thông tin. Hầu hết mọi người đều tỏ ra không thoải mái khi im lặng. Họ có thể dễ dàng nói “luyên thuyên” để lấp đầy sự yên lặng và đưa ra những thông tin bộc trực hoặc không có lợi.”

Cup Test – bài kiểm tra phẩm chất

David Cancel, chuyên gia phỏng vấn của HubSpot thích thú với việc đem một chiếc cốc giấy vào phòng phỏng vấn các kỹ sư của mình. Vào cuối buổi phỏng vấn, ông để chiếc cốc rỗng của mình trên bàn và để ý xem những ứng viên kia làm gì với chiếc cốc. Người cầm cốc lên và tìm thùng rác để bỏ cốc vào trong đó là những người được Cancel đánh giá cao bởi ông cần một kỹ sư làm việc tỉ mỉ, cẩn trọng, ngăn nắp trước tiên.

Những câu hỏi tuyệt đối không nói khi tuyển dụng

Bạn chắc chắn rất cần người chia sẻ về công việc, gia đình, về những rắc rối mà bạn đang gặp phải. Nhưng điều này không nằm trong một cuộc phỏng vấn mang tính chất trang trọng.

Biết cách đặt câu hỏi để tạo sự tương tác với nhà tuyển dụng là phương thức thông minh gây được ấn tượng mạnh. Nhưng không phải lúc nào những câu hỏi đặt ra cũng giúp bạn ghi điểm. Sau đây là những điều bạn không nên hỏi nhà tuyển dụng, tham khảo những thông tin dưới đây phần nào sẽ giúp bạn tránh những sai sót không đáng có trong những lần phỏng vấn sau.
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!

Lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh?

Nếu bạn đưa ra câu hỏi này thì 90% bạn đã bị đánh trượt. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy thực sự thất vọng, vì ứng viên tham gia ứng tuyển lại không “ nằm lòng” những kiến thức cơ bản nhất về tình hình hoạt động doanh nghiệp. Như vậy, làm cách nào bạn có thể theo kịp tiến độ công việc mà công ty giao phó?

Không quan tâm đến mức lương?

Rõ ràng rằng cả bạn và nhà tuyển dụng đều muốn thõa thuận rõ ràng về mức lương. Nhà tuyển dụng mong muốn hiểu bạn muốn hướng đến mức lương nào. Về phía ứng viên- là bạn lại càng mong muốn một mức lương phù hợp với năng lực cá nhân. Nếu vậy bạn không nên hỏi vòng vo về mức lương, thay vào đó là cách đặt câu hỏi thẳng thắn, đi đúng vào trọng tâm chính. Đừng khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bị mất thời gian ở một vấn đề có thể được rút ngắn.

Công ty có thể làm được gì cho bạn?

Có thể đây là điều mà bạn thực sự quan tâm, nhưng với câu hỏi này thì trong mắt nhà tuyển dụng bạn sẽ bị đánh giá là ứng viên kiêu ngạo. Câu hỏi này chẳng mang lợi ích gì cho bạn, ngược lại nó sẽ đánh rớt bạn một cách nhanh chóng.

Điều bạn nên làm đó là nhấn mạnh về những đóng góp mà bạn có thể làm được cho công ty. Hãy kể nhà tuyển dụng nghe về những nỗ lực mà bạn đã đạt được nhờ sự giúp đỡ của quản lý trước. Hãy khoan hỏi về tiền thưởng và sự thăng tiến, nếu bạn thực sự có năng lực thì chắc chắn bạn sẽ được thưởng một cách xứng đáng.

Kể về hoàn cảnh bản thân

Bạn chắc chắn rất cần người chia sẻ về công việc, gia đình, về những rắc rối mà bạn đang gặp phải. Nhưng điều này không nằm trong một cuộc phỏng vấn mang tính chất trang trọng. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rất ái ngại, khó xử vì họ đã không thể giúp bạn. Đừng để điều này gây phiền lòng nhà tuyển dụng và ảnh hưởng đến kết quả khách quan của cuộc phỏng vấn.

Kể xấu nơi làm việc cũ

Đây là một điều tối kỵ bạn không được phép nói, kể cả khi nơi làm việc cũ có tồi tệ hay như “địa ngục” đến mức nào. Đặt giả thuyết nếu nhà tuyển dụng tuyển bạn, vậy khi rời công ty bạn sẽ lại kể xấu nơi làm việc này như cách bạn đã từng làm?

Đừng vì một phúc bốc đồng trong suy nghĩ mà hủy hoại một cơ hội việc làm của bạn. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra câu trả lời ghi điểm. Còn bây giờ, bạn nên ghi chép những thông tin trên đây để làm nguồn tài liệu sử dụng khi cần. Kết quả không như mong đợi ở cuộc phỏng vấn lần này không có nghĩa là bạn sẽ thất bại trong những lần sau, bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội để thể hiện bản thân, vì vậy đừng bao giờ nản lòng.

Làm sao lấy lại tự tin khi đi phỏng vấn xin việc

Bạn giỏi, bạn có quyền tự tin về năng lực và kinh nghiệm của mình, nhưng điều đó chỉ có giá trị với nhà tuyển dụng khi họ nhìn thấy tài năng của bạn gắn liền với những giá trị bạn có 

Người làm nhân sự nào cũng muốn có được những ứng viên tài năng, nhưng có nhiều trường hợp những ứng viên tài năng bị từ chối do "có thừa sự tự tin".

Tự tin là tốt nhưng sao các nhà tuyển dụng lại từ chối họ? Đó là vì những người này thường ít chịu chia sẻ thông tin về mình trong hồ sơ xin việc và yêu cầu phải gặp mặt trực tiếp mới nói nên sẽ gây khó khăn cho nhà tuyển dụng trong việc thẩm định ứng viên.

Đó là chưa kể khi gặp mặt, nếu nội dung cuộc đối thoại chỉ tập trung vào tài năng và kinh nghiệm của ứng viên hơn là việc bạn ấy quan tâm xem công ty đó cần gì và mình đóng góp được gì thì trong mắt nhà tuyển dụng, "bạn ấy chỉ xem đây là một cuộc dạo chơi hoặc đang kiểm tra giá trị của mình mà thôi".
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!

Có nhiều trường hợp đã phỏng vấn thành công nhưng giai đoạn "thương thảo hợp đồng" lại bất thành. Ứng viên biết công ty cần người nên cứ liên tục thay đổi ý định, hoặc quá chú trọng "mặc cả” từng chi tiết nhỏ nhặt trong thỏa thuận làm việc.

Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia nhân sự, sau lần thương thảo bất thành, họ sẽ gác hồ sơ của ứng viên này sang một bên, thay vào những ứng viên năng lực có thể kém hơn một chút nhưng nhiệt tình với công việc ứng tuyển hơn.

Bạn giỏi, bạn có quyền tự tin về năng lực và kinh nghiệm của mình, nhưng điều đó chỉ có giá trị với nhà tuyển dụng khi họ nhìn thấy tài năng của bạn gắn liền với những giá trị bạn có thể tạo ra cho công ty. Vì thế, hãy phân định rõ ranh giới giữa sự chuyên nghiệp và thái độ "làm cao" để tránh bị mất điểm một cách đáng tiếc.

Là nhân sự cấp cao, bạn nên cân nhắc trước những cuộc hẹn, chỉ gặp gỡ nhà tuyển dụng khi nghĩ về cơ hội mới một cách nghiêm túc và mong muốn đóng góp thật sự.

Một khi đã nghiêm túc thì hãy cung cấp đầy đủ những thông tin chuyên nghiệp nhất về mình và đừng quên tìm hiểu kỹ kỳ vọng của công ty về ứng viên tiềm năng cũng như những ưu điểm của bạn có thể đáp ứng yêu cầu công việc.

Ngoài ra, mong muốn gắn kết thể hiện qua sự thông cảm và hỗ trợ lẫn nhau sẽ là tiền đề cho một cuộc "hôn nhân gắn bó lâu dài". Còn nếu công việc không phù hợp thì cách hành xử chuyên nghiệp và thiện cảm sẽ luôn giúp bạn có được mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng và mở ra những cơ hội khác trong tương lai.

Những kiểu phỏng vấn tuyển dụng thường gặp nhất

Bạn có thể kể cho tôi nghe về một lần đánh nhau của bạn với đồng nghiệp? Bạn sẽ làm gì nếu bạn không đồng ý với hướng đi của ông chủ? Điểm yếu của bạn là gì?


1. Câu hỏi cơ bản

Giới thiệu về bản thân bạn? Bạn đam mê điều gì? Bạn thấy mình đang ở vị trí nào trong 5 năm tới?

Mặc dù mỗi câu hỏi là khác nhau nhưng chúng thực sự chỉ là một câu hỏi. Câu trả lời đúng cho tất cả các câu hỏi này là kể một câu chuyện. Câu chuyện về cuộc sống trong quá khứ, hiện tại và nơi bạn muốn đến trong tương lai. Mỗi câu chuyện lại có trọng tâm hoặc chủ đề khác nhau. Trọng tâm của câu chuyện bạn kể dùng để trả lời câu hỏi và để chứng minh bạn là ứng viên tuyệt vời cho vị trí này.
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!

Theo nghiên cứu của giáo sư nghiên cứu hành vi doanh nghiệp Herminia Ibarra, khi nói chuyện về bản thân, con người sẽ gắn bó với nhau hơn. Bạn cần nhớ, quan điểm của buổi phỏng vấn là tạo sự kết nối cá nhân với người phỏng vấn.

Bạn hãy kể câu chuyện liền mạch về bản thân, về năng lực và những thành tựu của bạn. Những câu chuyện này phải phù hợp với câu hỏi của nhà tuyển dụng.

2. Câu hỏi đố, phức tạp

Có bao nhiêu bốt điện thoại công cộng ở Mỹ? Bao nhiêu sản phẩm mới của Pepsi vừa được tung ra thị trường?

Các ứng viên kỹ thuật thường xuyên phải làm bài kiểm tra kỹ năng. Bạn có thể phải viết mã code ngay tại buổi phỏng vấn hoặc các ứng cử viên tài chính có thể phải tính toán hàng trăm con số. Ứng viên có thể đưa ra rất nhiều đáp án đúng và chỉ cần lựa chọn một đáp án mà không cần chính xác 100% với đáp án của nhà tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng muốn khám phá cách bạn nghĩ hoặc cách xử lý tình huống khi bạn không thể biết tất cả mọi thứ. Nhưng quan trọng nhất là cách bạn tiếp cận để trả lời. Chiến thuật trả lời của bạn nên hợp với phong cách làm việc cho vị trí mà bạn ứng tuyển.

Vì vậy, ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vị trí CEO, bạn nên nghĩ về rằng nhà tuyển dụng muốn thuê người giải quyết vấn đề. Nếu bạn ứng tuyển vị trí thống kê, bạn nên biết cách đặt vấn đề chính xác, thậm chí, bạn phải chỉ ra một vài con số để thay đổi và xử lý chúng.

Phương pháp tiếp cần có thể đúng hoặc sau, miễn là bạn có tư duy theo những yêu cầu của công việc trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn đang phỏng vấn một công việc phù hợp với bạn, bạn hoàn toàn có thể đưa ra câu trả lời phù hợp với suy nghĩ người phỏng vấn.

Hãy suy nghĩ rộng về nhiều vấn đề. Ngoài ra, giống như tất cả các câu hỏi khác, bạn chỉ cần thể hiện chúng như cuộc trò chuyện. Mỗi câu hỏi trong buổi phỏng vấn là một cách để nhà tuyển dụng quyết định họ có nên dành thời gian 8 tiếng mỗi ngày với bạn.

3. Các câu hỏi hành vi

Bạn có thể kể cho tôi nghe về một lần đánh nhau của bạn với đồng nghiệp? Bạn sẽ làm gì nếu bạn không đồng ý với hướng đi của ông chủ? Điểm yếu của bạn là gì?

Những câu hỏi này có thể có ngôn từ khác nhau nhưng chúng đều có yêu cầu tương tự: hãy kể cho tôi một câu chuyện. Nếu bạn có bản sơ yếu lý lịch tốt, giúp bạn tỏa sáng thì mỗi gạch đầu dòng đều có thể là một câu chuyện ngắn

Mỗi câu hỏi trong phẩn phỏng vấn hành vi sẽ yêu cầu bạn mô tả về một thời điểm. Ví dụ, nếu bạn nói điểm yếu của bạn là toán học, đó gần như là điểm yếu không liên quan đến công việc mà bạn đang ứng viển.

Mỗi câu chuyện hay cần có mở đầu, giữa và kết. Điều này hoàn toàn đúng cho câu hỏi hành vi. Vì vậy, bạn phải kể vấn đề của bạn, cách bạn đối mặt và vượt qua nó. Bạn sẽ phải mất một vài phút để kể. Phần kết, bạn cần nêu những thành tích mà bạn đã đạt được. Đây sẽ là cơ hội để bạn thể hiện những câu chuyện giúp bạn trở nên nổi bật.

Các câu hỏi chỉ đơn thuần muốn hỏi điều bạn muốn (câu hỏi đầu tiên), cách bạn nghĩ (câu hỏi thứ hai) và cách bạn ứng xử (câu hỏi thứ ba). Nếu bạn muốn thể hiện khả năng hiểu biết tốt, câu trả lời nên kết hợp cả 3 cách trả lời.

Những lưu ý khi phỏng vấn qua điện thoại

Nếu bạn không thể kiềm chế được thì nên xin lỗi người phỏng vấn trước, rồi để máy nghe xa ra.


Phỏng vấn qua điện thoại không còn xa lạ đối với nhà tuyển dụng (NTD) lẫn ứng viên. Đây là bước giúp nhà NTD đánh giá sơ bộ và sàng lọc ứng viên cho vòng phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng thấy được tầm quan trọng của phỏng vấn qua điện thoại để có sự chuẩn bị cần thiết.

Thực tập phỏng vấn

Sự lưu loát và tự tin trước NTD đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đóng vai NTD đưa ra các câu hỏi và tình huống cụ thể cho bạn trả lời. Bạn nên nhờ họ nhận xét xem giọng bạn có run quá không, bạn nói thế nào, có đủ nghe hay quá to…
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!

Cung cấp thông tin đầy đủ

Đây có thể xem là lần nói chuyện đầu tiên và chính thức của bạn với NTD. Hãy tận dụng cơ hội này để cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cũng như trình bày thêm những gì mà hồ sơ tìm việc của bạn có thể chưa nói hết được.

Chủ động để xưng hô

Đừng để người phỏng vấn và chính bạn mơ hồ về tuổi tác và giới tính của nhau. Bạn hãy chủ động giới thiệu về mình và hỏi người phỏng vấn xem bạn nên xưng hô với họ thế nào.

Chọn không gian yên tĩnh

Đừng trả lời phỏng vấn ở những nơi quá ồn ào vì bạn sẽ không thể nghe hết những gì NTD nói. Hãy chọn một nơi yên tĩnh và tiện lợi, chuẩn bị sẵn một chiếc ghế, bàn, một tờ giấy, một cây bút...

Đặt hồ sơ tìm việc trước mặt

Phỏng vấn qua điện thoại là cơ hội để bạn chứng tỏ với NTD rằng bạn là người xứng đáng được phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy hãy chuẩn bị cẩn thận. NTD có thể sẽ hỏi những câu hỏi để kiểm tra lại những gì bạn đã ghi trong hồ sơ tìm việc. Hồ sơ tìm việc đặt sẵn sẽ giúp bạn không rơi vào tình cảnh bối rối vì không nhớ hết những việc mình đã làm.

Nhìn vào hồ sơ, tóm tắt sơ lược những công việc mình đã đảm nhiệm và đừng quên nhấn mạnh vào những thành tích nổi bật bạn đã đạt được. Lưu ý rằng những kinh nghiệm hay thành tích này phải phù hợp với yêu cầu của công việc bạn đang phỏng vấn.

Nói rõ ràng

Hãy bảo đảm rằng bạn trả lời phỏng vấn một cách rõ ràng và bạn cũng nghe rõ những điều người phỏng vấn nói. Theo các chuyên gia thì ở tư thế đứng, bạn sẽ trả lời một cách dễ dàng hơn. Nhưng nếu cuộc nói chuyện kéo dài, bạn có thể ngồi một chút rồi lại đứng dậy.

Kết thúc buổi phỏng vấn ấn tượng

Cũng giống như phỏng vấn trực tiếp, hãy tạo ấn tượng tốt với NTD ở bên kia đầu dây bằng những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị. Và cũng đừng quên cảm ơn NTD, bạn nhé!

Không nên nói quá nhiều

Nếu bạn đã trả lời xong câu hỏi của mình mà người phỏng vấn không hỏi tiếp thì bạn cũng không nên huyên thuyên để “chữa cháy”. Có thể họ đang dành thời gian để bạn nói hết suy nghĩ của mình. Hoặc cũng có thể họ đang phân tích câu trả lời của bạn.

Hạn chế hắt hơi, ho

Nếu bạn không thể kiềm chế được thì nên xin lỗi người phỏng vấn trước, rồi để máy nghe xa ra.

Tỏ vẻ hoảng hốt

Đừng thể hiện như vậy khi người phỏng vấn hỏi bạn những điều bạn chưa chuẩn bị hoặc chưa kịp nghĩ ra. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu NTD cho bạn vài phút suy nghĩ. Bạn biết sự thiếu tự tin có thể thể hiện qua giọng nói và hơi thở của bạn đấy.

Tránh nhai nhóp nhép. Điều “đại kỵ” trong khi tham gia phỏng vấn qua điện thoại là vừa trả lời điện thoại vừa ăn uống. Bởi nhai nhóp nhép khi nói chuyện điện thoại đã là kém lịch sự huống chi đây là buổi phỏng vấn. Bạn cũng nên tránh nhai cả kẹo cao su.

Những câu hỏi tuyển dụng khó khăn với ứng viên nhất

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể 

Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn... Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng "tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z...". Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.

Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệpphỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!

Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại "Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn". Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: "Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình".

Điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.

Điểm yếu của bạn là gì?

Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như "Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng". Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: "Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ".

Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn".

Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?

Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc".

Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.

Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu "Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn". Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn...

18 câu hỏi

Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?

Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ...) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).

Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?

Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.

Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?

Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn... sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực... trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?

Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.

Tại sao bạn lại muốn công việc này?

Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu "Tôi đang cần một việc làm". Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.

Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?

Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc... được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn "toát mồ hôi hột" vì những câu hỏi hóc búa của họ.

Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?

Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.

Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?

Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ".

Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”... để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.
Kỹ Năng Sống
Quản Lý Thời Gian
Kỹ Năng Bán Hàng
Kỹ Năng Đàm Phán
Quản Trị Tài Chính