Dẫu biết rằng được gọi phỏng vấn xin việc là niềm mong mỏi của không ít người đang khát việc, nhưng không phải cuộc phỏng vấn nào cũng thực sự chuyên nghiệp như bạn nghĩ. Với cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, nhiều nhà tuyển dụng khiến các ứng cử viên chỉ muốn “chạy dài” sau khi đến phỏng vấn.
1. Những nhà phỏng vấn không chịu lắng nghe
Những nhà phỏng vấn không biết lắng nghe thường xuất hiện trong những cuộc phỏng vấn có nhiều thành viên trong ban tuyển dụng. Với một bàn “chuyên gia” như vậy, sẽ khó tránh cảnh chỉ một số người tập trung lắng nghe câu trả lời của người ứng tuyển, còn một số khác lại vô tình lơ đễnh. Có rất nhiều lý do để giải thích cho hiện tượng này. Có thể khả năng tập trung của người phỏng vấn không tốt, người phỏng vấn không biết đặt câu hỏi gì nên … chán, người phỏng vấn ỷ vào những thành viên khác trong “ban giám khảo”, hay đơn giản chỉ là vì thí sinh … ngồi quá xa người phỏng vấn. Dù là lý do gì thì việc không được lắng nghe sẽ khiến người ứng tuyển cảm thấy ức chế và thiếu công bằng .
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệp, phỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!
Một số nhà phỏng vấn rất tự tin với con mắt nhìn người của mình nên có thể loại thẳng tay hoặc chấp nhận ứng viên chỉ với vài câu hỏi thoáng qua. Cách làm này khiến không ít người cảm thấy băn khoăn về quyết định đưa ra của người phỏng vấn: người nhận việc có thể mừng vui nhưng người bị từ chối sẽ không tránh khỏi cảm giác bất công.
3. Quảng cáo đội lốt phỏng vấn
Có rất nhiều trường hợp đến phỏng vấn, đặc biệt là ở công ty mới có cảm giác như mình đang được lắng nghe quảng cáo về sản phẩm hay phỏng vấn hơn là đi xin việc. Dấu hiệu rõ ràng nhất cho dạng phỏng vấn này là người tuyển dụng không ngừng giới thiệu về tên công ty, về các sản phẩm của công ty, hay thậm chí còn phát danh thiếp cùng những thông tin liên lạc cần thiết hơn là giới thiệu về công việc cũng như tìm hiểu về người đến ứng tuyển.
4. Phỏng vấn dạng … tra khảo
Khi đi phỏng vấn, bạn có thể bắt gặp những nhà phỏng vấn kỹ tính và cẩn thận đến mức tìm hiểu đến từng thông tin về đời sống cá nhân của mình. Những câu hỏi vô cùng cá nhân như: “Bạn có người yêu chưa? Người yêu bạn làm nghề gì? Bạn có hay gặp người yêu của mình không?...” . Có thể nhà tuyển dụng có “bí kíp” riêng nào đó để tìm hiểu thêm về ứng viên tiềm năng của mình, tuy nhiên những dạng câu hỏi như vậy sẽ khiến không ít người cảm thấy bối rối và có phần khó chịu.
5. Phỏng vấn kiểu tâm tình
Đã bao giờ bạn có cảm giác đi phỏng vấn mà giống như một cuộc trò chuyện tâm tình giữa bạn bè, chiến hữu hay người thân trong gia đình? Những cuộc phỏng vấn như thế có thể làm bạn thấy thoải mái và dễ chịu, tuy nhiên một số nhà tuyển dụng lại sa đà, quên mất rằng mình đang tìm hiểu người làm việc cho mình chứ không phải một người bạn. Với cách phỏng vấn sai lệch như vậy, liệu họ có đảm bảo mình đã đánh giá chính xác về người mình phỏng vấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét