Dược phẩm, hàng tiêu dùng, hóa chất là những ngành có mức tăng lương cao nhất trong năm 2014. Đây là kết quả khảo sát về tiền lương, tiền thưởng trong năm 2014 tại Việt Nam do Mercer, công ty về tư vấn nhân sự có uy tín trên thế giới và Công ty cổ phần Kết nối nhân tài (Talentnet) thực hiện.
Giải thích tại sao các ngành dược phẩm, hàng tiêu dùng và hoá chất có tỷ lệ tăng lương cao nhất, ở mức 11%, bà Hoa Nguyễn, Trưởng bộ phận khảo sát lương và tư vấn nhân sự theo phương pháp Mercer của Talentnet, nhận định: do đây là những ngành không chịu tác động của các biến động kinh tế nên thu nhập của người lao động được giữ vững và có chiều hướng gia tăng.
Bạn đang muốn khởi nghiệp? Bạn chưa biết cách hướng nghiệp? Hãy đến với kỹ năng làm việc để được giải đáp các kỹ năng khởi nghiệp, phỏng vấn và mẹo đàm phán trong kinh doanh bạn nhé!
Ngược lại dầu khí, ngân hàng và bất động sản có tỷ lệ tăng lương thấp nhất, từ 9% trở xuống. Điều này được giải thích do nền kinh tế còn nhiều biến động và tác động khá tiêu cực lên hai ngành này.
Tuy nhiên, ngành ngân hàng và dầu khí lại có mức thưởng cao nhất, tương ứng 22,7% và 17,7% trong khi lĩnh vực thương mại và công nghệ lại có mức thưởng thấp.
Sự chênh lệch mức lương giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vẫn ở mức cao, khoảng 30%. Chênh lệch này càng được nới rộng ở nhân sự cấp cao. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước thường chi trả mức thưởng cao hơn các doanh nghiệp nước ngoài.
Và để thu hút nhân tài, doanh nghiệp trong nước cũng sẵn sàng trả lương cao. Tuy nhiên, cần thêm vài năm để mức lương ở các doanh nghiệp lớn trong nước mới theo kịp các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài mức lương, để thu hút, giữ chân nhân viên có khả năng làm việc, doanh nghiệp trong nước còn ưu đãi như qua việc cấp cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu.
Trưởng phòng kinh doanh, tiếp thị, chuyên viên bán hàng được các công ty giữ chân, săn đón tuyển dụng. Điều này được lý giải do nền kinh tế còn khó khăn, công việc này càng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát còn cho thấy tỷ lệ nghỉ việc năm 2013 ở các ngành giảm so với năm 2012 và ở mức thấp nhất trong 5 năm qua. Tỷ lệ nghỉ việc ở các doanh nghiệp nước ngoài là 12%, thấp hơn doanh nghiệp trong nước (trên 17%).
Tỷ lệ nghỉ việc cao nhất tập trung vào ngành dược phẩm, hàng tiêu dùng, bảo hiểm, do sự khan hiếm nhân lực giỏi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét